Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch và rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy mà cha mẹ nên chú ý tìm hiểu dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ để nhanh chóng chữa trị, bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một bệnh chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71, trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, thường gặp ở ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ khi mới mắc bệnh có thể là sốt, đau họng khiến trẻ khó chịu và biếng ăn. 

Khoảng 1 – 2 ngày sau khi khởi phát sốt thì trong miệng hoặc họng của trẻ sẽ xuất hiện mụn nước và các vết loét gây đau. Mụn nước cũng có thể xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và ở mông. Thông thường, vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

Bệnh tay chân miệng chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng làm cho trẻ không ăn uống được hoặc khi các dấu hiệu chuyển biến xấu hơn sau vài ngày thì nên đưa trẻ đi thăm khám nhanh chóng. 

Dấu hiệu tay chân miệng ở các giai đoạn

Bệnh tay chân miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Tùy vào từng giai đoạn mà bệnh dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau: 

Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

Trong giai đoạn khởi phát thì dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sẽ xuất hiện với các triệu chứng dễ nhận thấy như: 

  • Trẻ bị sốt, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng, đau rát ở răng và miệng, chảy nước bọt nhiều.
  • Mệt mỏi, biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh. Lúc này, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng như:

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng.

  • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có hình bầu dục với đường kính 2 – 10mm, màu xám. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, khi sờ vào có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ thường xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ sơ xuất hiện các mụn lở, rộp da.

Dấu hiệu toàn thân

Ngoài những dấu hiệu điển hình bên trên thì tùy vào từng cơ địa, khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng còn có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, thì trẻ sẽ khỏi bệnh và hồi phục sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà,. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các triệu chứng như nôn ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn thì cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Bệnh chân – tay – miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Để giúp trẻ bớt khó chịu và nhanh chóng khỏi bệnh thì cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng theo hướng dẫn dưới đây: 

  • Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…
  • Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo loãng, sữa…
  • Tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
  • Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường thì nên đưa trẻ đi thăm khám để có hướng điều trị chính xác và kịp thời.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng ngừa. Cho nên ngay khi các bạn thấy những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ được liệt kê bên trên thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách chữa trị để tránh những biến chứng nguy hiểm nhé.