By: Đoàn Thị Mai

Tôi phải công nhận một điều rằng khi mang thai chị em phụ nữ phải chịu rất nhiều áp lực từ ra đình, từ việc thay đổi vóc dáng bản thân và việc này tôi đã nói đã nói rất kĩ ở bài viết Tại Sao Bà Bầu Hay Khóc .

Một áp lực quan trọng đó chính là việc bạn phải chịu nhiều căn bệnh khi mang thai. Không chỉ là việc ăn uống, ngủ nghỉ đúng cách mà khi làm bất cứ việc gì bạn đều phải thận trọng. ( tôi rất hiểu cái cảm giác ấy )

Để tôi lấy 1 ví dụ cho bạn thấy :

  • Chính bản tôi đây ( Đoàn Thị Mai ) năm tôi mang thai và đặc biệt ở đây là tôi mang thai bé gái. Hồi đó người dân việt nam ta vẫn còn trọng nam khinh nữ và chính vì vậy tôi đã phải chịu rất nhiều áp lực từ phía ra đình. Không những thế khi tôi mang thai tôi phải ăn uống cận thận và điều không thể tránh khi mang thai đó chính là việc bị ” đau đầu “

Vậy bạn đã từng bị đau đầu khi mang thai chưa ?

Và khi đau đầu bạn thường dùng cách nào để chữa trị ?. Riêng tôi thì đã dùng dầu gió để chữa trị ( hồi đó chưa hiểu biết nhé )

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là “ bà bầu ngửi dầu gió có sao không ” tôi tin chắc bạn cũng đang quan tâm đến câu hỏi này phải không ?

Hãy tiếp tục kéo xuống và đọc thật kĩ bài viết này nhé. Tôi hứa là sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách chi tiết, đầy đủ nhất.

Dầu gió là gì và có những thành phần gì ?

tác dụng của dầu gió
Dầu gió là gì – bạn đã biết tác dụng của dầu gió chưa ?

Bạn có đồng ý với tôi rẳng ” dầu gió có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ giảm đau đầu, trị ngứa, trị viêm xoang …” không ?

Nhưng đó chỉ là đối với những người bình thường thôi nhé!

Vậy trong dầu gió có những thành phần gì ?

  • Dầu gió là một loại chất lỏng dạng tinh dầu nó có công dụng trị cách bệnh ngoài ra trên cơ thể. Thông thường loại dầu này được đóng trong lọ thủy tinh.
  • Thành phần của dầu gió là ” tinh dầu, khuynh điệp, quế, tràm, long não và nhiều thành phần khác.

Tác dụng của dầu gió

Lưu ý ( mình đang nói đến tác dụng của nó đối với người bình thường nhé )!

Trước khi mang thai bạn có hay dùng dầu gió không ? và sau khi dùng dầu gió để chữa bệnh gì đó bạn thấy hiệu quả nó ra sao ? ( hãy comment phía dưới cho chúng tôi biết nhé )

Khi bạn sử dụng bạn sẽ thấy dầu gió có vị cay, tính mát và có tác dụng hạ sốt, giúp ra mồi hôi, giảm ho, trị ngứa do con trùng cắn, giảm đau nhức đầu và làm tinh thần sảng khoái hơn…

bà bầu ngửi mùi dầu gió có sao không ?

mang thai dùng dầu gió
bà bầu ngửi dầu gió có sao không – hình ảnh minh họa

Ok, đây chính là phần mà bạn đang mong chờ rất đúng không ( tui biết thừa,ahihi )

Vậy đọc qua 2 phần bên trên bạn đã biết dầu nó là gì và công dụng của nó như thế nào rồi đúng không. Nhưng bạn đang thắc mắc ” bà bầu ngửi mùi dầu gió có sao không ”

Ok, hãy để tôi giải đáp cho bạn !

Theo các chuyên gia cho biết và cũng như kinh nghiệm mang thai của mình thì việc dùng dầu gió rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên bạn phải biết dùng dầu gió ở những lúc nào mới là đúng cách.

Để tôi lấy ví dụ cho bạn hiểu!

  1. Nếu bạn dùng dầu gió để chữa ngứa , côn trùng cắn thì hoàn toàn bạn có thể sử dụng dầu gió mà không cần phải lo lắng gì.
  2. Nếu bạn dùng dầu gió để ngửi ( giúp sảng khoái tinh thần, trị đau đầu … ) thì tuyệt đối không nên sử dụng dầu gió vì chúng có chứa thành phần như long não, tinh dầu bạc hà… và các thành phần này có thể gây hại cho thai nhi.

Kết luận: Nếu bạn dùng dầu gió để ngửi thì không nên nhé !

bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không

Vâng phần trước mình đã nói rằng bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu gió khi mang thai vào những mục đích sử dụng như ” trị vết con trùng cắn, ngứa ”

Và đã có một câu hỏi được đặt ra là ” bà bầu có được xoa dầu gió vào bụng không ” ?

Hãy lắng nghe tôi nói nhé!

  • Nếu dùng dầu gió xoa vào bụng thì chắc hẳn bạn đang đau bụng phải không. Và tôi xin nói rằng tuyệt đối bạn không nên sử dụng dầu gió để xoa bụng nhé vì như đã nói chúng có thành phần như long não, bạc hà…. Và các thành phần này thấm qua da xâm nhập vào trong gây ảnh hưởng nặng đến thai nhi.

Kết Luận: Tuyệt đối không nên sử dụng dầu gió để xoa vào bụng khi mang thai nhé. Hãy tìm một phương pháp chữa đau bụng khác nhé hoặc có thể thai nhi đạp nên gây cho bạn cảm giác đau bụng.

bà bầu nên dùng dầu gió nào ?

bà bầu nên dùng dầu gió nào
bà bầu nên dùng tinh dầu tràm thay dầu gió!

Tôi đã phải đồng tình với ý kiến ” dầu gió không thể thiếu đối với con người việt nam chúng ta ”

Và đối với việc dùng dầu gió cho bà bầu cũng vậy . Nếu bà bầu sử dụng đúng cách thì sẽ không gây rảnh hưởng gì cho mẹ và bé ( xem lại phần bên trên nhé )

Và chắn hẳn bạn đang phân vân “ bà bầu nên dùng dầu gió nào ” đúng không ?

Tốt nhất bạn nên dùng tinh dầu tràm thay cho dầu gió vì công dụng của nó cũng vậy nhưng nó tốt hơn khi dùng bà bầu !

bà bầu có được dùng dầu tràm không ?

Dầu tràm hay được gọi là tinh dầu tràm. Chúng được sản xuất từ lá lá cây tràm gió hoàn toàn tự nhiên ( nói đến tự nhiên là tốt cho bà bầu rồi ).

Tinh dầu tràm có tính ấm nhưng lại rất dịu. Nó không mẫn cảm gì đối với phụ nữ mang thai vì vậy bạn có thể sử dụng nó thay cho dầu gió.

Dầu tràm có thể bôi trực tiếp đối với người lớn nhưng không dùng lượng lớn tinh dầu lên da, hoặc người có làn da quá nhạy cảm nên pha với dầu nền (Dầu ô liu, dầu hạnh nhân,…) để tinh dầu có thể phát huy tốt tác dụng và giảm lượng bay hơi nhiều nhất có thể.

Típ: Hãy mua dầu tràm ở những cơ sở, cửa hàng uy tín nhất để đảm bảo về chất lượng sản phẩm nhé. Khi dùng dầu tràm bạn có thể hòa chúng vào một ít nước ấm nhé!

Tác dụng của tinh dầu tràm

Tác dụng của dầu tràm là ” giúp kháng khuẩn, điều trị các bệnh về hô hấp, giảm đau nhức các cơ ,viêm phế quản, chống cảm lạnh … đối với phụ nữ mang thai nhé ”

Tổng kết bài viết

Như vậy mình đã hoàn thành và trả lời xong câu hỏi ” bà bầu dùng dầu gió “. Lời khuyên vào lúc này là bạn hãy đọc thật kĩ bài viết bài viết để hiểu rõ nhất nhé.

À bạn đã biết âm nhạc cho bà bầu chưa? Nếu chưa hãy xem bài viết Nhạc Cho Bà Bầu Giúp Con Thông Minh để có thể giúp bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ nhé!

Chúng tôi khuyến khích các bạn nên tham khảo bài viết Cách Chăm Sóc Bà Bầu để có thể nắm rõ về vấn đề chăm sóc cá nhân khi mang thai để không ảnh hưởng tới thai nhi.

Như thường lệ nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên nhấn chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội để nhiều bà bầu khác cùng biết nhé. Thân!