Nhiễm trùng tai giữa là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên gây nên những tình trạng khó chịu như: đau tai, sưng tấy, chảy dịch, suy giảm thính lực. Căn bệnh này có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng nhưng trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh nhiễm trùng tai giữa như thế nào nhé.

Bệnh nhiễm trùng tai giữa.

Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng tai là gì?

Nhiễm trùng tai là khái niệm chung để nói về tình trạng tai bị viêm nhiễm gây sưng và đau. Nhiễm trùng tai có nhiều loại khác nhau và trong đó, nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) là phổ biến nhất. Bệnh thường gặp chủ yếu là ở trẻ em nhưng đôi khi người lớn vẫn có thể mắc bệnh.  

Bệnh nhiễm trùng tai giữa (là khu vực phía sau màng nhĩ) thường xuất hiện với cảm lạnh, cúm hoặc các loại nhiễm trùng đường hô hấp khác. Bởi vì tai giữa được kết nối với đường hô hấp trên bằng một kênh nhỏ. Khi vi trùng đang phát triển trong các hốc mũi hoặc xoang thì có thể đi vào tai giữa thông qua kênh nhỏ này để phát triển, gây bệnh.

Phần lớn nhiễm trùng tai không gây ra biến chứng lâu dài, nhưng nếu bệnh tái đi tái lại có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: mất thính giác, thủng màng nhĩ, viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt… 

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tai giữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng tai giữa như là:

  • Do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây nên nhiễm trùng tai giữa.
  • Do người bệnh đang bị mắc cảm lạnh hoặc viêm mũi họng.
  • Do sự bất thường về giải phẫu dẫn đến việc ứ dịch ở tai giữa là xung huyết và gây nhiễm trùng.
  • Do bệnh nhân không vệ sinh tai sạch sẽ, khô ráo sau khi tắm, bơi hoặc làm sạch tai quá mức làm trầy xước các mô xung quanh. 
  • So sự thay đổi áp suất ở tai đột ngột khi đi máy bay, lặn xuống biển.

Biểu hiện của bệnh nhiễm trùng tai giữa 

Khi bị mắc nhiễm trùng tai giữa thì người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sau:

  • Đối với trẻ em: Trẻ thường hay quấy khóc, mất ngủ, sốt, bứt rứt, khó chịu ở tai, có dịch chảy mủ ở tai, mất thính lực, mất cân bằng, rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường bị đau tai, hay dụi tai, quấy khóc và bỏ ăn.
  • Đối với người lớn: Khi mắc bệnh thì sẽ xuất hiện biểu hiện sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Thường xuyên bị đau đầu, mất ngủ, chảy dịch lỗ tai, giảm thính lực, ù tai

Chẩn đoán nhiễm trùng tai giữa

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai đều có thể chẩn đoán dựa trên bệnh sử, và các triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp khác thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán khác như: 

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tai giữa.

  • Nội soi, chụp CT tai ĐỂ kiểm tra tình trạng tai giữa có xuất hiện dịch, xung huyết, mủ hay thủng màng nhĩ hay không.
  • Đo màng nhĩ, kiểm tra thính giác để kiểm tra bệnh nhân có bị mất thính lực hay không.

Biện pháp chữa trị nhiễm trùng tai giữa

Sau khi chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra tiến trình điều trị cụ thể như sau: 

  • Đối với trường hợp nhiễm trùng tai giữa nhẹ thì bạn có thể chờ đợi hoặc trì hoãn việc dùng kháng sinh. Điều này nhằm để hệ thống miễn dịch có thời gian chống lại các nhiễm trùng.
  • Nếu sau hai ngày mà không cảm thấy khỏe hơn thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau như: acetaminophen hoặc ibuprofen. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định khi có các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu bác sĩ quyết định quyết định điều trị bằng kháng sinh thì người bệnh phải tuân theo nghiêm ngặt hướng dẫn. 
  • Trong trường hợp nhiễm trùng gây ra biến chứng nghiêm trọng, chất lỏng vẫn còn trong tai trong một thời gian dài hoặc bệnh tái đi tái lại thì bác sĩ sẽ tiến hành các phẫu thuật như: đặt ống thông nhĩ, phẫu thuật nội soi vá nhĩ…

Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa trị của bệnh nhiễm trùng tai giữa. Tuy rằng căn bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nhiễm trùng tai giữa rất dễ bị tái phát nên các bạn cần chú ý thăm khám thường xuyên để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.