- Dấu Hiệu Mang Thai: 17 Dấu Hiệu Nhận iết Có Thai Sớm Và Chính Xác
- Bà Bầu Ngửi Dầu Gió Có Sao Không ? – Có Lợi Hay Hại ?
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông và mùa hè đúng chuẩn
- [ 10 Bí Kíp ] Chăm Sóc Bà Bầu Một Cách Khoa Học Và An Toàn ?
- Cách nhận biết dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều
Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên.
Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng..
Hiện nay, các trường hợp nhiễm khuẩn rốn nặng ngày càng ít, uốn ván rốn thì thật sự hiếm gặp. Tuy nhiên, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại gia đình nhất là các kỹ năng, biện pháp xử lý với các trường hợp rốn không khô, có mùi hôi, rốn rỉ máu… vẫn chưa được quan tâm tư vấn đầy đủ. Vậy chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng và khao học nhất? BB-Care dịch vụ chăm sóc và làm đẹp sau sinh tai nhà chia sẻ với các mẹ bài viết Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh giúp các mẹ hiểu biết thêm những kiến thức về chăm sóc cho trẻ sơ sinh.
Thời gian rụng rốn
Bình thường rốn trẻ sơ sinh rụng trong khoảng thời gian từ 8-10 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên có một số trẻ rụng sớm hoặc muộn hơn một chút, cá biệt trường hợp trẻ rụng rốn sau hai tuần, nhưng trường hợp này vẫn coi là bình thường nếu rốn trẻ khô sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng. Nếu có điều gì nghi ngờ bạn lên hỏi ngay bác sĩ.
Cách chăm sóc rốn
Khi rốn chưa rụng hoặc đã rụng rồi mà chưa liền sẹo thì bạn cần phải chăm sóc như sau: Dùng miếng gạc vô trùng, thấm cồn 60độ hoặc dung dịch vệ sinh Betadine (có bán ở các hiệu thuốc) rồi chấm vào quanh cuống rốn và rốn, Sau đó dùng miếng gạc vô trùng khác băng lại, nhớ rằng chỉ băng một lớp mỏng hoặc dùng băng rốn chuyên dụng nếu có. Sau khi rốn đã rụng bạn có thể chấm thuốc đỏ và vẫn băng một lớp mỏng cho đến khi liền sẹo hẳn thì thôi.
Nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh
Khi không được chăm sóc cẩn thận, rốn của bé có thể nhiễm khuẩn, thường gặp ở hai dạng sau:
Viêm rốn có mủ: Chân rốn tẩy đỏ, phù nề, có mùi hôi, luôn ẩm ướt, chảy mủ vàng và lâu rụng. Trẻ có thể sốt hoặc không, quấy khóc, không chịu bú….Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng cho trẻ hàng ngày, nặn hết mủ rửa rốn bằng dung dịch ôxy già, sau đó lau khô rồi rắc bột kháng sinh, dùng băng gạc vô trùng băng lại. Nếu bị viêm nặng (sốt cao, bỏ bú, thể trạng mệt mỏi, suy sụp,….) bé phải được điều trị tại bệnh viện.
Viêm mạch máu rốn: Khi khởi động mạch rốn bị viêm, thành bụng phía dưới rốn sẽ phù nề, tấy đỏ, nếu vuốt thành bụng (từ xương mu lên rốn) sẽ thấy mủ chảy ra. Trẻ sốt, quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi. Nếu tĩnh mạch rốn bị viêm, thành bụng phía dưới rốn tấy đỏ, phù nề, vuốt thành bụng (từ mỏm ức xuống rốn) sẽ thấy mủ chảy ra. Chứng viêm tĩnh mạch rốn rất nguy hiểm vi khuẩn dễ lan ra các cơ quan xung quanh như, gan,mật, dẫn tới nhiễm trùng huyết. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm để kịp thời đưa trẻ đên cơ sở y tế để điều trị tích cực.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh chuẩn là phải đảm bảo dây rốn rụng tự nhiên và hốc rốn khô.
Dưới đây là một số mẹo trong chăm sóc rốn trẻ sơ sinh.
Tẩy trùng tay trước khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: Nếu tay bạn không sạch, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào rốn của trẻ ngay lập tức. Bạn cũng cần kiểm tra vùng rốn, nếu không khô, phải đưa bé đi bác sĩ ngay. Nói chung, trong chăm sóc trẻ sơ sinh, bạn phải luôn vệ sinh tay cũng như cơ thể.
Không để tã chạm vào cuống rốn: Không để bất cứ thứ gì chạm vào cuống rốn hay khu vực rốn khi cuống rốn chưa rụng. Khi quấn khăn, tã, cần hết sức nhẹ nhàng và chỉ nên quấn hờ mà thôi. Điều này sẽ đảm bảo không gây trầy xước da ở phần rốn và không khí cũng lưu thông tốt hơn
Không cho phần cuống rốn tiếp xúc với nước khi tắm. Cho đến khi cuống rốn rụng, tuyệt đối không được để nước tiếp xúc vào khu vực này, đặc biệt là khi tắm cho trẻ sơ sinh.
Làm sạch vùng bụng quanh rốn: Không những vùng rốn mà vùng bụng quanh rốn cũng phải được vệ sinh hàng ngày. Với cuống rốn, nên dùng bông tăm nhúng nước đun sôi để nguội vỗ nhẹ để kích thích cuống rốn rụng nhanh.
Không dùng dầu thơm để tắm, gội: Tuyệt đối tránh dùng dầu thơm để tắm, gội cho trẻ khu cuống rốn chưa rụng để phòng trường hợp chúng bắn vào khu vực này khi không để ý.
Chảy máu sau khi rụng cuống rốn: Ở một số bé, xảy ra hiện tượng chảy máu nhẹ một vài ngày sau khi cuống rốn rụng. Điều này hoàn toàn bình thường nên phụ huynh không nên lo lắng chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Điều này có thể diễn ra trong 5 đến 10 ngày sau khi rụng rốn.
vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì
Bạn đang lo lắng vấn đề không biết nên vệ sinh rốn cho bé bằng dung dịch gì đúng không?
Nếu vệ sinh không đúng cách có thể nguy hiểm đến bé ( mẹ đã biết chưa )
Nhưng đừng lo nhé! sau đây là một cách vệ sinh rốn cho bé an toàn mà nhiều bà mẹ đã sử dụng.
vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Ok đây chính là cách mà mình muốn nói đến ” vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý ”
Vậy đừng lo lắng gì nữa nhé!
Chúng ta cùng bắt đầu nào!
Đầu tiên hãy đun nước sôi rồi để nó nguội, ấm. Tiếp tục bạn cho ít muối sinh lý vào và khoáng đều.
Tiếp tục cho tay vào nước xem độ ấm đã được chưa.
Sau đó dùng khăn thấm nước muối sinh lý rồi vệ sinh rốn cho bé.
Ngoài ra bà mẹ cần tham khảo bài viết Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè và mùa đông để biết thêm kiến thức về chăm sóc trẻ nhé!
Rất đơn giản phải không. Nhưng trước khi làm cách này bạn nên đọc lại phần lưu ý bên trên nhé! Thân
Bài viết này được viết bởi Đoàn Thị Mai CEO tại https://thongminhdadien.vn